Những câu hỏi liên quan
I love thu ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thục An
17 tháng 4 2016 lúc 9:51

đang học toán sao chạy sang địa.

Bình luận (0)
cảnh phúc nguyễn
Xem chi tiết
Trần Lê Quỳnh Như
Xem chi tiết
Hquynh
16 tháng 3 2021 lúc 19:37

Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40,6 nghìn km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

 

Bình luận (0)
Hquynh
16 tháng 3 2021 lúc 19:38

* Giống nhau:

 


- Về tự nhiên:
 . Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là 2 vùng đồng bằng lớn nhất của nước ta, nằm ở hạ lưu các sông lớn, được phù sa màu mỡ bồi đắp.
 . Địa hình khá bằng phẳng.
 . Hai đồng bằng đều có nguồn nước phong phú( nguồn nước mặt và nước ngầm) thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
 . Hai đồng bằng có nguồn tài nguyên dồi dào: khoáng sản chủ yếu là than ( than nâu, than bùn), tài nguyên biển, đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đánh bắt thủy hải sản...
- Về xã hội:
. Đây là những vùng có dân số khá đông đúc, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước.
. Đây cũng là 2 vựa lúa lớn nhất của cả nước (nêu số liệu về sản lượng, năng suất của cả 2 đồng bằng)
* Khác nhau:
- Về tự nhiên:
+ Diện tích:
. ĐBSH: khoảng 15 nghìn km2, được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
. ĐBSCL: khoảng 40 nghìn km2, được bồi đắp bởi hệ thống sông Tiền và sông Hậu
+ Lịch sử hình thành:
. ĐBSH: có lịch sử hình thành lâu đời
. ĐBSCL: mới dược khai thác.
+ Tài nguyên:
ĐBSH: tài nguyên đất ( nêu các số liệu về tài đất) chủ yếu là đất phù sa màu mỡ
ĐBSCL: phần lớn là đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn cao ( nêu số liệu)
- Về xã hội:
+ Dân số:
. ĐBSH: dân cư tập trung đông đúc, mật đọ dân số cao ( nêu số liệu)
. ĐBSCL: dân cư tập trung thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp
+ Cơ sở hạ tầng:
. ĐBSH: cơ sở vật chất hoàn thiện và dồng bộ nhất cả nước, hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ ( nêu ví dụ về các đường quốc lộ, sân bay)
. ĐBSCL: hệ thống vật chất kĩ thuật đang ngày càng hoàn thiện và phát triển, giao thông kém phát triển, chủ yếu hệ thống cầu vì mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt.

Bình luận (0)
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đức Kiên
10 tháng 4 2023 lúc 17:54

sông thì có diện tích lớn hơn còn hồ thì có diện tích nhỏ hơn . Còn ví dụ bạn tự lấy nhe

Bình luận (2)
Đặng Lê Khanh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 1 2018 lúc 11:44

Đáp án

Khác nhau   (1,5 điểm) Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích 40.000 k m 2 - Diện tích 15.000  k m 2
- Có hệ thống đê điều, còn nhiều ô trũng - Không có đê, có nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước
- Những vùng trong đê không được bồi đắp hằng năm - Hằng năm vẫn được bồi đắp
Giống nhau   (0,5 điểm) - Đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp
- Chịu sự can thiệp của con người
Bình luận (0)
Quỳnh
Xem chi tiết

1. Hoàn cảnh kí kết của 2 hiệp định

* Giống nhau: cả hai hiệp định đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:

– Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

– Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ( từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

* Khác nhau: thành phần tham dự:

– Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 9 bên ( Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) do vậy là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó không thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

– Hội nghị Pari: tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari có lợi hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

2. Nội dung hiệp định

* Giống nhau:

Các nước đế quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các nước đế quốc cam kết rút hết quân xâm lược về nước để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

* Khác nhau:

– Quy định vị trí đóng quân:

     + Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: ở Việt Nam được phân chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt, từ vĩ tuyến 17 ( dọc sông Bến Hải, Quảng Trị) trở ra Bắc thuộc quyền kiểm soát của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc quyền kiểm soát của địch. Do đó, hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.

     + Hiệp định Pari: không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Sau hiệp định, ta đã tạo ra một hình thái có lợi thế cho ta.

– Quy định thời gian rút quân:

     + Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp phải rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày và ở Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó về phía thực dân Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

     + Hiệp định Pari: Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi ký, nên điều kiện phá hoại cách mạng của Mỹ bị hạn chế.

3. Ý nghĩa 2 hiệp định :

* Giống nhau:

– Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, kết hợp chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của toàn dân tộc.

– Các nước đế quốc công nhân quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.

* Khác nhau:

– Hiệp định Giơ-ne-vơ: tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân ở miền Nam liển có Mỹ thay thế.

– Hiệp định Pari: việc quân Mỹ phải rút khỏi nước ta, phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho nhân dân ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
15 tháng 4 2021 lúc 18:12

Trả lời :

Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định

* Hoàn cảnh kí kết: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có những trận chiến quyết định là trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

* Nội dung cơ bản:

- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- Đều đưa đến việc đế quốc phải rút quân về nước.

* Ỷ nghĩa lịch sử:

- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của quân và dân ta.

- Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, là cơ sở pháp lí cho độc lập dân tộc.

b) Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định

Hiệp định Giơnevơ 1954

Hiệp định Pari 1973

* Hoàn cảnh kí kết:

- Là hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn như Nga, Mĩ.

 

- Thành phần tham dự gồm 4 bên nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kì => Hoàn cảnh kí kết có lợi so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

* Nội dung cơ bản: 

- Quy định vị trí đóng quân: Quy định ở Việt Nam được chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Quy định thời gian rút quân: Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

 

- Quy định vị trí đóng quân: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta.

- Quy định thời gian rút quân: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế.

* Ỷ nghĩa lịch sử: 

- Phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường, sau khi kí hiệp định  ta vẫn phải đấu tranh chống Mĩ xâm lược, thắng lợi không toàn diện, chưa giành được toàn diện các mặt độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn diện lãnh thổ.

 

- Phản ánh đầy đủ thắng lợi trên chiến trường, giành được độc lập , chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, là đỉnh cao trong đấu tranh ngoại giao của ta.

 



 

Bình luận (0)
xuân thắng
11 tháng 5 2021 lúc 20:38

1. Hoàn cảnh kí kết của 2 hiệp định

* Giống nhau: cả hai hiệp định đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:

– Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

– Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ( từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

* Khác nhau: thành phần tham dự:

– Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 9 bên ( Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) do vậy là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó không thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

– Hội nghị Pari: tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari có lợi hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

2. Nội dung hiệp định

* Giống nhau:

Các nước đế quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các nước đế quốc cam kết rút hết quân xâm lược về nước để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

* Khác nhau:

– Quy định vị trí đóng quân:

     + Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: ở Việt Nam được phân chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt, từ vĩ tuyến 17 ( dọc sông Bến Hải, Quảng Trị) trở ra Bắc thuộc quyền kiểm soát của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc quyền kiểm soát của địch. Do đó, hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.

     + Hiệp định Pari: không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Sau hiệp định, ta đã tạo ra một hình thái có lợi thế cho ta.

– Quy định thời gian rút quân:

     + Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp phải rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày và ở Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó về phía thực dân Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.

     + Hiệp định Pari: Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi ký, nên điều kiện phá hoại cách mạng của Mỹ bị hạn chế.

3. Ý nghĩa 2 hiệp định :

* Giống nhau:

– Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, kết hợp chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của toàn dân tộc.

– Các nước đế quốc công nhân quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.

* Khác nhau:

– Hiệp định Giơ-ne-vơ: tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân ở miền Nam liển có Mỹ thay thế.

– Hiệp định Pari: việc quân Mỹ phải rút khỏi nước ta, phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho nhân dân ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Việt
Xem chi tiết
kikim
19 tháng 12 2023 lúc 16:56

Phân biệt tiêu đề trang và trang tiêu đề:

- Tiêu đề trang thường là văn bản nằm ở trên cùng của mỗi trang chiếu. 

- Trang tiêu đề là trang đầu tiên cho biết chủ đề của bài trình chiếu.

Thi tút

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Việt
19 tháng 12 2023 lúc 17:03

uk bạn 

Bình luận (0)
Tr Thanh Ngọc
19 tháng 12 2023 lúc 19:42

Phân biệt tiêu đề trang và trang tiêu đề:

 

- Tiêu đề trang thường là văn bản nằm ở trên cùng của mỗi trang chiếu.

 

- Trang tiêu đề là trang đầu tiên cho biết chủ đề của bài trình chiếu.

 

 

 

Bình luận (0)
Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
13 tháng 11 2016 lúc 16:06

Giống nhau: Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều là hai bài thơ kiệt tác của Bác Hồ. Chúng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, đều nói đến cảnh trăng Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đều được thể hiện bằng tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên với phong thái ung dung của bác

Khác nhau:Thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị

Cảnh trăng trong bài ‘Rằm tháng giêng’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên), vừa sáng.Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi.Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng

 

Bình luận (0)